Thiết kế và phát triển Hawker Sea Hawk

Vào những năm cuối của Chiến tranh thế giới II, đội thiết kế của Hawker đã khám phá ra công nghệ động cơ phản lực, ban đầu họ dự định "kéo dài" và sửa đổi trên cơ sở của loại Hawker Fury/Sea Fury hiện có lúc đó để trang bị một động cơ phản lực Rolls-Royce Nene và chuyển buồng lái lên phía trước, tạo nên loại P.1035. Với sự khuyến khích từ Bộ Không quân, thiết kế đã được thay đổi đáng kể, cánh không còn dạng elip như của Fury, có cửa hút khí ở gốc cánh và họng xả phản lực chia nhánh ngắn (còn gọi là "chân quần"). Thiết kế lại này đạt tới đỉnh điểm là mẫu P.1040.[1] Ống phản lực chia nhánh đặc biệt làm giảm tổn hao công suất ống phản lực và giải phóng không gian trong thân máy bay phía sau cho những thùng nhiên liệu, điều này cho phép máy bay có tầm bay xa hơn so với nhiều loại máy bay phản lực đời đầu khác.[1] Những thùng nhiên liệu trong thân của máy bay nằm ở phía trước và phía sau của động cơ giúp tạo trọng tâm ổn định khi bay. Ban đầu, P.1040 dành cho Không quân Hoàng gia (RAF) với vai trò là máy bay tiêm kích đánh chặn, mặc dù dự báo tốc độ tối đa chỉ khoảng 600 mph. Năm 1945, RAF lại ít quan tâm tới dự án[2] vì họ đã được trang bị những loại máy bay phản lực khác như Gloster Meteorde Havilland Vampire, P.1040 lại được mời chào cho Bộ Hải quân với vai trò là máy bay tiêm kích hỗ trợ hạm đội với tên mã là P.1046.[3]

Nguyên mẫu P.1040 (mã ký hiệu VP401), được đổi tên thành Hawker N.7/46 bay vào ngày 2/9/1947, do phi công Bill Humble điều khiển.[3] Các vấn đề nảy sinh sau thử nghiệm là sự rung động của thân máy bay, sự rung lắc ở đuôi, những vấn đề này dẫn tới việc thiết kế lại lớp bọc ống phản lực phía sau và thêm vào lớp bọc ở đuôi. Các vấn đề nhỏ khác bao gồm lực tác động mạnh và kính chắn gió bị biến dạng đã được giải quyết trong khi máy bay chạy cất cánh dài lại quy cho động cơ Nene 1 thiếu công suất không đạt được định mức khi thiết lập toàn bộ công suất.[4]

Armstrong Whitworth Sea Hawk FGA.6 (số thứ tự WV797) tại Bảo tàng hàng không Midland, Anh

Một nguyên mẫu hoàn toàn dành cho hải quân có tên mã VP413, nó có cánh gấp, ống dây quấn máy phóng và trang bị vũ khí đầy đủ đã không bay cho đến tận 31/8/1948. Nguyên mẫu thứ 3 bay năm 1949 kết hợp một số cải tiến từ nguyên mẫu số hai, bao gồm móc hãm dài hơn sau những tai nạn khi thử nghiệm trên sàn tàu sân bay. Sau khi móc hãm dài hơn được lắp đặt, các sửa đổi được thực hiện mặc dù vẫn chạy thử các mẫu thử.[5] Các thử nghiệm đầu tiên trên tàu sân bay diễn ra trên tàu HMS Illustrious cùng năm. Nguyên mẫu đầu tiên VP401 tiếp tục được dùng trong chương trình thử nghiệm bay và trước khi ngừng hoạt động, đã tham gia vào hai sự kiện quan trọng. Đầu tiên là vào ngày 1/8/1949, Hải quân Hoàng gia đưa VP401 vào Đội đua hàng không quốc gia, đội đã chiến thắng tại cuộc đua Challenge Cup Race, đánh bại Vampire 3 và DH 108. Nguyên mẫu này sau đó được chuyển đổi thành Hawker P.1072, thêm vào một động cơ phản lực phụ trợ, trở thành máy bay trang bị động cơ rocket đầu tiên của Anh. Sau một vài chuyến bay được thực hiện vào năm 1950, động cơ rocket đã bị nổ trong một cuộc thử nghiệm và dù đã được sửa chữa, nhưng khung máy bay đã bị tháo dỡ.[6]

Nguyên mẫu thứ 3 đã tham gia một cuộc thử nghiệm cùng với Vampire Mk 21 nhằm đánh giá khả năng hoạt động mà không cần bộ càng đáp, bằng cách sử dụng sàn cao su đàn hồi. VP413 bay từ Farnborough đã hoàn thành thành công cả bài thử nghiệm phóng bằng máy và hạ cánh trên sàn cao su, với bộ bánh đáp vẫn ở trong thân suốt chuyển bay. Dù hệ thống đã được chứng minh là có thể sử dụng, nhưng dự án đã bị hủy bỏ năm 1950 khi các động cơ mạnh hơn đã loại trừ việc cần thiết phải thiết kế khái niệm máy bay không có càng đáp.[6]

Hơn 100 chiếc Sea Hawk đã được đặt hàng cho Hải quân Hoàng gia. Sản phẩm đầu tiên Sea Hawk F1 là WF143, cất cánh ngày 14/11/1951, có sải cánh 39 ft (12 m) và đuôi cánh lớn hơn so với các nguyên mẫu.

Không giống như đối thử là Supermarine Attacker (máy bay phản lực đầu tiên chính thức trang bị cho FAA), Sea Hawk có một càng đáp ba bánh chứ không phải là bánh đáp ở đuôi, làm cho nó dễ dàng hạ cánh hơn trên tàu sân bay. Nó có thiết kế khá thông thường, nhưng so với những máy bay hiện đại khác chẳng hạn như F-86 Sabre có cánh xuôi, thì Sea Hawk lại có cánh thẳng. Phiên bản cánh xuôi (P.1052P.1081) cũng được chế tạo và những kinh nghiệm thu được sau này là công cụ để phát triển thiết kế Hawker Hunter. Sea Hawk vẫn là một mẫu máy bay đáng tin cậy dù thiết kế thận trọng của nó có nghĩa là nó sẽ chỉ có một sự nghiệm ngắn trước khi bị thay thế bởi những máy bay tiên tiến hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hawker Sea Hawk http://orbat.com/site/cimh/navy/kills(1971)-2.pdf http://www.warbirdsofindia.com/kerala/thiruvanatha... http://www.warbirds.in/ap/others/30-seahawk-in242.... http://www.historyofwar.org/articles/weapons_hawke... http://www.britishaircraft.co.uk/aircraftpage.php?... http://www.thunder-and-lightnings.co.uk/seahawk/ http://www.happyorange.org.uk/hawker-sea-hawk/ http://www.royalnavyhistoricflight.org.uk/home/ https://web.archive.org/web/20091024091622/http://... https://web.archive.org/web/20100508210258/http://...